Giá Vàng 24K Hôm Nay

Ba nữ sinh lớp 6 trường THCS Tân Minh (Hà Nội) bị đình chỉ học một tuần để "kiểm điểm thái độ và hàn taxi bắc giang

【taxi bắc giang】'Đình chỉ học một tuần vô nghĩa với học sinh côn đồ'

Ba nữ sinh lớp 6 trường THCS Tân Minh (Hà Nội) bị đình chỉ học một tuần để "kiểm điểm thái độ và hành vi",Đìnhchỉhọcmộttuầnvônghĩavới họcsinhcônđồtaxi bắc giang sau khi đánh vào mặt, giẫm đạp lên người bạn. Đây là mức kỷ luật học sinh vi phạm cao nhất theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trước đó, bảy nữ sinh đánh nhau, quay video trong nhà vệ sinh trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (TP HCM) bị buộc đọc sách ở thư viện 2 tuần... Những vụ việc bạo lực học đường xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây một lần nữa làm dấy lên những hoài nghi về tính răn đe trong các hình thức kỷ luật học sinh đang được áp dụng tại Việt Nam.

Cho rằng đình chỉ có thời hạn học sinh - biện pháp kỷ luật cao nhất - chưa đủ để chấn chỉnh thái độ và hành động của học sinh đánh bạn, độc giả Tuanhnhận định: "Với đa số học sinh ngổ ngáo, côn đồ, thường xuyên bắt nạt, đánh đập bạn bè, việc bị đình chỉ học một tuần chẳng khác nào một phần thưởng lớn. Số vụ bạo lực học đường đang ngày càng tăng cao trong khi ngành Giáo dục vẫn áp dụng một phương pháp kỷ luật cũ kỹ, lỗi thời thì chẳng mấy chốc tình trạng sẽ nghiêm trọng giống như những bộ phim Hàn Quốc bọn trẻ hay xem.

Theo tôi, chúng ta nên khôi phục lại và nâng cấp mô hình trường giáo dưỡng như thời tôi còn là học sinh. Có thể thay đổi những tiêu chí hay cách phân loại học sinh đưa vào trường giáo dưỡng, nhưng tôi nghĩ nó sẽ phù hợp cho giáo dục các học sinh ưa dùng bạo lực, đồng thời là lời răn đe cho những bạn hay a dua với cái xấu".

Đồng quan điểm, bạn đọc Võ Thị Hoài Trinhbình luận: "Đình chỉ học có thời hạn là mức kỷ luật học sinh vi phạm cao nhất theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo', nhưng tôi thấy đó là sự ưu ái cho các học sinh côn đồ thì đúng hơn là hình phạt. Với các học sinh bị đánh thì sao, thời gian chờ phục hồi sức khỏe và tinh thần có khi còn khiến các em nghỉ nhiều hơn án phạt đình chỉ một, hai tuần của các học sinh dùng bạo lực. Phải có một hình phạt cứng rắn hơn nữa mới mong hạn chế được bạo lực học đường như hiện nay".

"Dù là học sinh nhưng có thói côn đồ, dùng bạo lực, đánh người xong mà chỉ bị xử lý nhẹ, cho nghỉ học vài ngày, vài tuần, theo tôi là không công bằng cho các nạn nhân của bạo lực học đường. Người đang bình thường bổng nhiên bị đánh sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề có khi tới cả đời, không thể phát triển tốt nữa. Thế nhưng người đánh các em lại chỉ phải trả một cái giá quá nhẹ. Vậy làm sao các em an tâm học tập trong khi học sinh côn đồ vẫn không bị xử lý thích đáng?", độc giả Husyđặt dấu hỏi.

>> Cần có trường giáo dưỡng dành riêng cho học sinh côn đồ'

Bạo lực học đường là vấn đề tồn tại của ngành giáo dục, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ năm 2021 đến nay, cả nước xảy ra gần 700 vụ bạo lực học đường, liên quan đến hơn 2.000 học sinh, trong đó 800 học sinh nữ. Theo quy định, việc kỷ luật học sinh vi phạm gồm ba hình thức: nhắc nhở, khiển trách và tạm dừng học có thời hạn.

Những quy định này liệu có còn phát huy tác dụng? Bạn đọc Phạm Phương Thảonêu quan điểm: "Bạo lực học đường ngày càng gia tăng, đã gây nên sự bức xúc lớn trong xã hội. kéo theo nhiều hệ lụy. Có những vụ học sinh hành hung, đánh bạn thể hiện tính chất côn đồ, gây nguy hiểm về sức khỏe, tính mạng cho bạn học. Phải chăng vì hình thức kỷ luật ở nhà trường chưa nghiêm, chưa đủ răn đe, chưa có sự kết hợp quyết liệt của các tổ chức chính quyền, đoàn thể, quần chúng?

Có lẽ, người làm giáo dục cần phải đưa ra những hình thức kỷ luật cứng rắn hơn, cần phải có sự phối hợp vào cuộc, thống nhất giữa các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể với gia đình, nhà trường, địa phương nơi học sinh cư trú. Những học sinh hành hung, dùng bạo lực, tùy theo mức độ vi phạm nặng hay nhẹ, cần phải cho lao động công ích như dọn vệ sinh và quét sân trường nhiều tháng. Và chính quyền địa phương cũng phải tổ chức họp mặt và phê bình nhắc nhở gia đình học sinh đó, yêu cầu cam kết giáo dục, quản lý con em mình".

Làm gì để răn đe học sinh bạo lực? Độc giả Theonnhấn mạnh: "Lao động nhẹ, dọn vệ sinh, nhổ cỏ, quét sân, tưới cây... có gì mà không dám phạt nhỉ? Hiện một số nơi có quy chế phạt học sinh vi phạm phải trực nhật, quét dọn vệ sinh lớp học từ một đến nhiều buổi học tùy mức độ vi phạm. Nơi con tôi học cũng đang dùng cách này, và tôi thấy tốt cho các cháu trong quá trình rèn luyện ý thức. Nhiều học sinh ngỗ ngược, bản chất đã không thích học, phạt nghỉ học chẳng khác nào phần thưởng, hệ quả càng tệ hơn".

Đồng quan điểm, bạn đọc Vmcktcgợi ý các hình thức xử phạt học sinh ngổ ngáo: "Thực ra, chuyện bạo lực học đường và những vấn đề tiêu cực khác vẫn xảy ra trên nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... Quan trọng là cách xử lý các học sinh này ra sao? Theo tôi quan sát, có một số biện pháp rất hợp tình, hợp lý như: phạt lao động công ích (trồng cây, quét dọn...) với những học sinh vi phạm lần đầu và chưa gây hậu quả nặng nề. Còn với các em tái phạm nhiều lần sẽ phải thực hiện những việc nặng hơn như phạt cảnh cáo và buộc xin lỗi công khai trước toàn trường. Nếu cách xử lý không nghiêm minh thì vấn đề sẽ còn tiếp diễn và tràn lan khắp nơi".

Thành Lêtổng hợp

>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap