Góp ý trên được phần lớn đại biểu Quốc hội nêu khi thảo luận việc xem xét kéo dài thời gian giảm 2% thuế VAT tới tháng 6/2024,êngiảmthuếVATđếnhếtnădàn de 3 càng miền bắc chiều 20/11.
Theo ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Halcom Việt Nam, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ giúp hạ giá thành, kích cầu. "Chính sách này nên áp dụng trong dài hạn, tức cả năm 2024 thay vì chỉ 6 tháng như đề xuất của Chính phủ", ông nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Duy Thanh, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, kiến nghị Quốc hội xem xét giảm thuế VAT về 8% cho cả năm sau, để phát huy hiệu quả chính sách rõ rệt hơn. Đồng thời, ông muốn thuế này giảm với tất cả hàng hóa, dịch vụ vì "phân biệt đối tượng giảm thuế vô hình chung có thể tạo ra bất bình đẳng trong thị trường".
Lý giải rõ hơn khía cạnh này, ông Dương Khắc Mai, Phó trưởng đoàn tỉnh Đăk Nông nói tình hình kinh tế - xã hội đã thay đổi, nhiều ngành, lĩnh vực trước đây không trong diện giảm thuế hiện cũng khó khăn, như bất động sản, chứng khoán. Vì thế, ông cho rằng cần đánh giá lại tình hình thực tế để chính sách đưa ra phù hợp hơn.
Liên quan đến thời gian áp dụng giảm thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024, Ủy ban Tài chính ngân sách khi thẩm tra cũng cho rằng việc thực hiện chính sách trong 6 tháng khó đạt được mục tiêu, chưa bảo đảm tính chủ động và ổn định. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị giảm 2% thuế VAT trong cả năm 2024 và Chính phủ có giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, hoàn thiện pháp luật.
Ở thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chính sách giảm thuế này được đưa ra để kích cầu, hỗ trợ người dân, nhưng cũng khiến ngân sách bị giảm thu. Theo tờ trình của Chính phủ, ngân sách năm 2024 dự kiến giảm 25.000 tỷ đồng nếu giảm trong 6 tháng và được tính toán trên kịch bản GDP tăng 6-6,5%. Do đó, về lâu dài, ông Huân cho rằng cần đánh giá tác động thấu đáo, toàn diện hơn, chẳng hạn giảm thuế sẽ giúp GDP tăng thêm bao nhiêu.
"Không thể giảm thuế mãi vì ngân sách giảm thu sẽ ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội, vĩ mô", ông Huân nêu quan điểm.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng đoàn chuyên trách tỉnh Hải Dương, cũng cho rằng chưa có cơ sở để khẳng định giải pháp giảm 2% thuế VAT đã tạo việc làm cho người lao động trong đợt dịch vừa qua. Mặt khác, Chính phủ chưa đưa ra số liệu thuyết phục về đà phục hồi của tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ nhờ giảm thuế này thời gian qua.
Bà Nga đề nghị Chính phủ phân tích rõ tác động của chính sách đến ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng tới ngân sách các địa phương.
Giải trình cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc,cho biết kéo dài thời gian giảm 2% thuế VAT tới giữa năm sau nhằm giảm áp lực cho ngân sách.
"Giảm thuế VAT chỉ là một trong biện pháp và chỉ có tác dụng ngắn hạn, nên để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn thì giảm thuế trong 6 tháng hoặc 1 năm, cộng với các giải pháp thuế, kích cầu khác mới đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế", ông nói.
Chẳng hạn, cơ quan quản lý sẽ nghiên cứu sửa thuế tiêu thụ đặc biệt vào 2024, thuế thu nhập cá nhân năm 2025, với xu thế thuế suất luôn tăng lên.
Ông thông tin thêm, ngoài ngân sách trung ương giảm thu 25.000 tỷ đồng nếu kéo dài giảm 2% thuế VAT tới giữa năm 2024, một số địa phương cũng chịu ảnh hưởng. Trong đó, Hà Nội giảm gần 3.470 tỷ đồng, TP HCM gần 4.000 tỷ, Bình Dương hơn 1.150 tỷ đồng. Một số địa phương khác cũng bị giảm thu 350-600 tỷ đồng.
"Nghị quyết dự toán ngân sách Quốc hội vừa thông qua chỉ giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng đầu năm 2024, còn nếu áp chính sách này trong 1 năm, ngân sách trung ương giảm 50.000 tỷ đồng", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia sẻ.
Theo chương trình, Quốc hội sẽ quyết nghị việc giảm 2% thuế VAT vào 29/11 khi thông qua nghị quyết kỳ họp thứ 6.