Ngày 30.10,ếthỗtrợViệtNamvềnănglựckiểmtrathựcphẩmôi trường là gì trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên tại Hà Nội nhân chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Nông nghiệp, Thực phẩm Canada Lawrence MacAulay cho biết, người tiêu dùng Canada rất ưa chuộng các sản phẩm từ Việt Nam, nhất là các sản phẩm hạt, cà phê.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ năm 2019 đã thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam - Canada. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông sản giữa hai nước từ 623 triệu USD (năm 2017) đến nay đã tăng lên hơn 1 tỉ USD.
Tuy nhiên, ông MacAulay cho rằng để sản phẩm nông sản được cải thiện, Việt Nam cần có một cơ quan kiểm tra phù hợp, giống với mô hình của Cơ quan Thanh tra thực phẩm Canada (CFIA) với đầy đủ năng lực, uy tín để thực hiện các yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc kiểm soát chất lượng. Canada cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam về kiểm tra thực phẩm.
"CFIA đã và đang hỗ trợ các đối tác Việt Nam, đảm bảo rằng các sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, xuất khẩu trên toàn thế giới", Bộ trưởng Nông nghiệp, Thực phẩm Canada chia sẻ.
Bên cạnh đó, ông MacAulay cũng cho biết, Canada sắp thành lập một văn phòng xúc tiến hợp tác nông nghiệp, nông sản, thực phẩm có trụ sở tại Manila (Philippines). Điều này cho thấy nông nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Canada.
Việt Nam là thị trường tiềm năng và ưu tiên của Canada
Bộ trưởng Lawrence MacAulay cho biết, chuyến thăm Việt Nam lần này nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước. Ông đã chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên đến thăm sau khi được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Nông nghiệp, Thực phẩm Canada lần thứ 2 vào ngày 26.7, vì đây là thị trường, đối tác tiềm năng và ưu tiên của Canada.
"Nhiều người Canada đã được thưởng thức các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Khi ở Việt Nam, chúng tôi ngày càng thấy nhiều món ăn Canada hơn trong các siêu thị, nhà hàng, cửa hàng bán lẻ và trên các nền tảng thương mại điện tử", ông MacAulay cho biết.
Bên cạnh đó, Canada là quốc gia đi đầu trên thế giới về bảo vệ môi trường và nông nghiệp bền vững. Vì vậy, Canada cũng chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực nói trên với Việt Nam, đồng thời trao đổi, học hỏi lẫn nhau để cùng phát triển.
Trước đó, trong cuộc làm việc cùng ngày giữa Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Nông nghiệp, Thực phẩm Canada, hai bên khẳng định các sản phẩm nông sản của Việt Nam - Canada có tính bổ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện để hai nước tăng cường trao đổi kinh nghiệm, hợp tác kỹ thuật trong nông nghiệp.
Bên cạnh đó, hai bộ trưởng cam kết sẽ tăng cường hợp tác về an toàn thực phẩm, đưa thương mại nông sản sớm đạt 10 tỉ USD như kỳ vọng của thủ tướng hai nước.